Rong biển là gì ? Ăn rong biển có tốt cho sức khoẻ không ?

Ngày đăng: 22/03/2023

Rong biển là gì ?

Rong biển hay còn gọi là tảo bẹ là một thuật ngữ thông dụng và thiếu một định nghĩa chính thức chỉ những loài sinh vật sinh sống ở biển. Một loại rong biển có thể thuộc một trong một số nhóm tảo đa bào không có tổ tiên chung như: tảo đỏ, tảo lục và tảo nâu. Rong biển có thế sống ở cả hai môi trường nước mặn và nước lợ. Chúng mọc trên các rạn san hô hoặc trên các vách đá, hoặc có thể mọc dưới tầng nước sâu với điều kiện có ánh sáng mặt trời chiếu tới để quang hợp. Rong biển đã dần trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Rong biển là thức ăn rất giàu dưỡng chất. Trong các phương pháp dưỡng sinh của nhiều dân tộc trên thế giới, rong biển được coi là thức ăn tạo sự dẻo dai, khỏe mạnh về thể chất và tinh thần cho con người.

Rong nho

Các loại rong biển phổ biến

  • Nori: Thuộc nhóm tảo đỏ, thường được sử dụng dưới dạng tấm khô và sử dụng để cuộn sushi.

  • Tảo bẹ (tảo nâu) thường được chế biến bằng cách phơi khô thành từng tấm và được thêm vào các món ăn trong quá trình nấu nướng. Ngoài ra, tảo bẹ cũng có thể được sử dụng như một chất thay thế không chứa gluten của bột mì. Còn có một số tảo thuộc nhóm tảo bẹ như: Kombu, Arame,...

  • Dulse (tảo đỏ) có kết cấu mềm hơn, dai hơn và được sử dụng để thêm hương vị cho nhiều món ăn. Tảo đỏ Dulse cũng có thể được ăn như một món ăn nhẹ khô.

  • Chlorella: Tảo xanh lục sống ở nước ngọt và thường được sử dụng dưới dạng chất bổ sung ở dạng bột.

  • Agar và carrageenan: Được tạo ra từ tảo, sử dụng làm chất liên kết và làm đặc có nguồn gốc thực vật trong nhiều loại sản phẩm thực phẩm.

  • Spirulina: Tảo nước ngọt màu xanh lam, có thể ăn được và được sản xuất thành dạng viên, mảnh hoặc bột. Tuy nhiên, tảo spirulina có cấu trúc cấu tạo khác với các loại tảo khác.

Thành phần dinh dưỡng của rong biển

Rong biển  thuộc nhóm thực phẩm rất giàu khoáng chất và nguyên tố vi lượng . Trong thành phần của rong biển thường chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn hầu hết các loại thực phẩm khác. Vì thế, nhiều người coi rong biển như loại loài rau của biển.

Hàm lượng chất dinh dưỡng của rong biển có thể thay đổi tùy vào nơi sống của nó. Vì vậy, mỗi loại rong biển khác nhau sẽ chứa lượng chất dinh dưỡng khác nhau. Trong 100 gam rong biển thường cung cấp:

  • Lượng calo: 45.

  • Carbs: 10 gram.

  • Chất đạm: 2 gam.

  • Chất béo: 1 gram.

  • Chất xơ: 14 – 35% RDI.

  • Magie: 27 – 180% RDI.

  • Vitamin K: 7 – 80% RDI.

  • Mangan: 10 – 70% RDI.

  • Iốt: 1 – 65% RDI.

  • Natri: 10 – 70% RDI.

  • Canxi: 15 – 60% RDI.

  • Folate: 45 – 50% RDI.

  • Kali: 1 – 45% RDI.

  • Sắt: 3 – 20% RDI.

  • Đồng: 6 – 15% RDI.

Ngoài ra, rong biển còn chứa các thành phần dinh dưỡng khác như: Axit béo omega-3 và omega-6 , vitamin  , C, E, phốt pho, vitamin B và choline

Tảo khô có thể chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn. Chỉ 8 gam tảo khô đã có thể đủ để cung cấp hầu hết các lượng chất dinh dưỡng được liệt kê ở trên.

Trong tảo Spirulina và chlorella chứa gấp đôi hàm lượng protein. Thành phần protein của hai loại tảo này cũng chứa tất cả các axit amin  thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người và khiến chúng trở thành nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh.

Một số người cho rằng rong biển là nguồn thực vật tuyệt vời cung cấp các vitamin như vitamin B12 , một loại vitamin được tìm thấy tự nhiên trong thịt, gia cầm, trứng và sữa.

Rong biển còn cung cấp chất chống oxy hoá  cho cơ thể, đồng thời cũng chứa một lượng lớn polysaccharides sulfated (sPS) - những hợp chất thực vật có lợi được cho là đóng góp vào lợi ích sức khỏe của rong biển.
 

rong biển tươi trộn mè nhật bản

Sử dụng rong biển có an toàn không?

Trẻ ăn nhiều rong biển có tốt không? Ăn rong biển tươi được coi là an toàn với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, tiêu thụ rong biển thường xuyên hoặc số lượng tiêu thụ lớn có thể gây ra một số tác dụng phụ do rong biển có thể chứa hàm lượng kim loại nặng cao.

Hơn nữa, một số loại rong biển có thể chứa hàm lượng thủy ngân, cadmium, chì và asen cao do vị trí mà rong biển sống.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) có các quy định mức độ của các hóa chất và kim loại nặng đối với rong biển tươi. Tuy nhiên, các chất bổ sung lại không được kiểm soát và có thể chứa các hàm lượng gây hại cho sức khỏe. Lượng tiêu thụ rong biển cao có thể ảnh hưởng đến chức năng thận và làm loãng máu. Một số loại rong biển có thể chứa hàm lượng natri và kali cao, từ đó có thể gây yếu tố có hại cho những người bị bệnh thận.

Rong biển cũng chứa thành phần vitamin K, có thể gây trở ngại cho các loại thuốc làm loãng máu. Những người sử dụng thuốc làm loãng máu nên kiểm tra với bác sĩ trước khi sử dụng rong biển trong chế độ ăn.

Hàm lượng iốt chứa trong rong biển rất cao và có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Mặc dù iốt được biết đến cần thiết cho hoạt động bình thường của tuyến giáp nhưng việc nạp quá nhiều iốt vào cơ thể có thể gây hại. Tảo bẹ, dulse và kombu thuộc những loại rong biển có xu hướng chứa hàm lượng iốt rất cao. Vì vậy, những loại rong biển này không nên được tiêu thụ quá thường xuyên hoặc với số lượng lớn.

Tham Khảo : Rong nho là gì ? Rong nho có tác dụng gì ? Rong nho sử dụng như thế nào ?

 
 
 
 
Viết bình luận của bạn:

HOTLINE

0946973338