-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
(Báo Dân Việt) THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA " Mỏ Vàng " mới của ngành chế biến thuỷ sản
Ngày đăng: 10/10/2022Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam đã gặp khó trong xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm thủy sản. Lúc này thị trường trong nước gần 100 triệu dân được xác định là lối thoát cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Dân Việt Media xin giới thiệu loạt bài đặc biệt, đánh giá và nhìn nhận về thị trường nội địa đối với ngành chế biến thủy hải sản.
Bức tranh xuất nhập khẩu thuỷ, hải sản tháng 9 năm 2021
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ, hải sản (VASEP), tính riêng tháng 9/2021, xuất khẩu (XK) cá tra và các loại cá biển khác tiếp tục giảm mạnh (giảm lần lượt 36% và 65%) so với cùng kỳ, trong khi XK tôm giảm 21%, cá ngừ giảm 14%, mực bạch tuộc giảm 12%.
"Số liệu tổng hợp từ VASEP"
Công đoạn chế biến cá ngừ xuất khẩu ra ngoài thị trường nước ngoài.
Nghiên cứu về ngành thủy sản vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hồi tháng 8/2021 cho thấy, tác động ngắn hạn trực tiếp nhất đối với thủy sản Việt Nam sẽ là lệnh cấm thương mại từ Ủy ban châu Âu nếu không giải quyết được các yêu cầu về chống khai thác thủy sản IUU.
Theo ước tính của WB, toàn ngành thủy sản Việt Nam sẽ tổn thất khoảng 480 triệu USD nếu mất thị trường EU.
Trong số này, tổn thất từ thủy sản khai thác, bao gồm cá ngừ, cá kiếm, nhuyễn thể, mực, bạch tuộc và các loài sinh vật biển khác, sẽ chiếm khoảng 387 triệu USD mỗi năm.
Các tác động gián tiếp đối với thủy sản nuôi trồng có nguyên do từ việc giảm sút uy tín, gánh nặng kiểm soát hải quan ngày càng tăng và không tận dụng được thuế quan ưu đãi của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).
Ngành thủy sản nuôi trồng có thể mất khoảng 93 triệu USD do các tác động gián tiếp.
Về trung hạn, nếu lệnh cấm kéo dài trong 2-3 năm có thể gây gián đoạn xuất khẩu thủy sản Việt Nam, và hệ lụy là làm giảm ít nhất 30% thu nhập từ thủy sản khai thác.
Báo cáo cũng đánh giá về những thách thức mới đối với ngành thủy sản do đại dịch Covid-19 gây ra, đang ảnh hưởng rất nhiều đến các công ty sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản.
Theo số liệu thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, giá trị tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản nội địa mỗi năm lên đến hơn 22.000 tỷ đồng, tương đương 1 tỷ USD. Giá trị này cao không kém các thị trường xuất khẩu truyền thống của thuỷ sản nước ta bấy lâu nay.
Theo VASEP, nửa đầu tháng 9/2021, XK thủy sản của cả nước tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề vì gián đoạn sản xuất nên giảm sâu 31% so với cùng kỳ. Việc nới lỏng giãn cách từ giữa tháng 9 đã thúc đẩy sự phục hồi sản xuất phần nào, phản ánh qua kết quả XK nửa cuối tháng.
Theo đó, kim ngạch XK thủy sản cả tháng 9/2021 đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản nửa cuối tháng 9/2021 đã có dấu hiệu hồi phục, nhưng thực tế, kiểu "nửa mở nửa đóng" ở các địa phương và diễn biến khó lường của dịch Covid như những ngày qua cho thấy, chặng đường hồi phục sản xuất và XK thủy sản còn nhiều "chông chênh".
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tới tình hình xuất khẩu thuỷ, hải sản, việc coi trọng thị trường trong nước cần được phải tập trung như là một trong những định hướng chiến lược trong phát triển lâu dài đối với các doanh nghiệp chế biến thuỷ, hải sản.
Ngành thủy sản nếu không khôi phục các hoạt động trở lại vào tháng 9 sẽ dễ gãy đổ chuỗi sản xuất hoặc còn rất ít cơ hội để phục hồi. Riêng nuôi trồng thủy sản, nếu không kịp khôi phục sản xuất, nguyên liệu tôm, cá... sẽ ứ đọng, nông dân vô cùng khó khăn
VASEP
Đã hết thời "nhịn miệng đãi khách"?
Dịch Covid-19 xảy ra khiến nhiều doanh nghiệp bị đứt gãy thị trường xuất khẩu, các đơn hàng bị ngừng trệ. Tuy nhiên với quy mô dân số gần 100 triệu người, trị trường nội địa Việt Nam vẫn rất tiềm năng để các doanh nghiệp khai thác vượt qua khó khăn sau đại dịch.
Cũng chính Covid-19 đã khiến cho xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản thế giới thay đổi. Người tiêu dùng giảm tiêu dùng những sản phẩm thủy sản tươi sống ở nhà hàng, lễ hội, tăng tiêu dùng thủy sản đông lạnh, chế biến sẵn, tiện dụng và có mức giá phù hợp trong bối cảnh giãn cách xã hội và phòng chống dịch. Xu hướng này sẽ tiếp tục kéo dài cho tới cuối năm 2021, khi các thị trường tiêu thụ thủy sản lớn là Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc kiểm soát tốt dịch Covid – 19.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong.
"Việt Nam là một thị trường tiềm năng, triển vọng về mặt số lượng dân cư, sức tiêu thụ, cơ cấu dân cư trẻ và khả năng nâng cao nhu cầu tiêu dùngcủa người dân. Những điều này giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm trong thời kỳ khó khăn và chống đứt gãy chuỗi cung ứng", chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định.
Nhớ lại thời Việt Nam bắt đầu xuất khẩu tôm, nồi tôm kho tàu ở nông thôn ĐBSCL biến mất. Người ta thèm quá cũng chỉ có thể được ăn đầu tôm bởi tôm nguyên con quá đắt. Nhưng đó là lúc cả nước còn nghèo, phải ưu tiên sản phẩm tốt nhất cho xuất khẩu, nhằm đổi lấy ngoại tệ, để đổi máy móc, xăng dầu... Còn hiện tại, phần lớn người Việt đã không còn phải "nhịn miệng đãi khách" như trước nữa. Bằng chứng là trong năm 2020, xuất khẩu thủy sản mặc dù giảm 1,9% so với năm 2019, nhưng vẫn mang về hơn 8,4 tỉ USD. Và theo khảo sát của VASEP, giá trị tiêu thụ sản phẩm thủy hải sản của người tiêu dùng trong nước lên đến 22.000 tỷ đồng/năm (tương đương 1 tỷ USD) và mức tiêu thụ bình quân của người Việt Nam ước khoảng 35kg thủy hải sản/năm. Dự báo mức tiêu thụ này sẽ tăng đến 44kg/người/năm từ năm 2020 trở đi.
Những con số này nói lên rằng người Việt bây giờ đã đủ điều kiện để chi cho những bữa ăn ngon và sạch theo chuẩn hàng nhập khẩu. Vì thế, nếu bỏ qua thị trường nội địa gần 100 triệu dân, đó là thiếu sót lớn của các doanh nghiệp chế biến thủy sản.
Và Covid-19, mặc dù là trở ngại lớn đối với ngành chế biến thủy sản, nhưng nó đồng thời cũng đang là cơ hội để các doanh nghiệp chế biến thủy sản đã đầu tư mạnh để đa dạng hóa các sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng ở thị trường nội địa.
Thị trường nội địa vẫn là mảnh đất tiềm năng cho doanh nghiệp
Ít nhiều các doanh nghiệp trong 2 năm qua, nhiều doanh nghiệp về chế biến và xuất khẩu thuỷ, hải sản gặp phải khó khăn trong kinh doanh do dịch Covid-19 và những lý do khác. Các lãnh đạo doanh nghiệp, công ty đang cố gắng định hướng, dồn sức vào phát triển tại thị trường nội địa để ổn định.
Để tiếp cận được thị trường trong nước, nhiều công ty đã nghiên cứu và xây dựng một đề án với tầm nhìn dài nhằm hướng tới mục tiêu: người tiêu dùng Việt Nam phải được sử dụng các sản phẩm thủy sản chất lượng xuất khẩu với giá hợp lý. Đề án này được xây dựng dựa vào các chính sách của Nhà nước, của Bộ Nông nghiệp.
Ông Hoàng Văn Sơn, Giám đốc Công ty CP XNK Natur Fish (https://natufood.com.vn/) khẳng định: "Với gần 100 triệu dân, thị trường nội địa thực sự là một mảnh đất tiềm năng cho chúng tôi!".
Tìm hiểu thêm về các sản phẩm thủy hải sản cao cấp tại website:
https://natufood.com.vn/ Hotline: 0946973338
Với thế mạnh sẵn có trong việc đã đưa được sản phẩm của mình vào được các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật bản… đến nay, nhiều công ty xuất khẩu thuỷ sản đang đang xây dựng và phát triển mạng lưới và hệ thống bán lẻ trên toàn quốc, cũng như hợp sức cùng các nhà bán lẻ khác như các hệ thống siêu thị, của hàng thực phẩm sạch, như: A-Eon Mall, Lotte mart, Kmart, Vinmart, Big C… nhằm đưa các sản phẩm thủy hải sản chất lượng xuất khẩu tới tay người tiêu dùng Việt Nam.
"Nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, chúng tôi sẽ khai trương một chuỗi siêu thị để người dân có cơ hội tiếp cận nhiều hơn đối với các sản phẩm thuỷ, hải sản xuất khẩu đi nước ngoài", ông Hoàng Văn Sơn cho biết. Nhìn chung thị trường nội địa đang là một mảnh đất màu mỡ mà các doanh nghiệp chế biến thuỷ, hải sản hướng tới trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, để phục vụ và đáp ứng được nhu cầu gần 100 triệu dân trong nước không phải là điều dễ dàng. Gần như các sản phẩm thuỷ, hải sản xuất khẩu sang thị trường nước ngoài đều là các mặt hàng đông lạnh.
https://tv.danviet.vn/thi-truong-noi-dia-mo-vang-moi-cua-nganh-che-bien-thuy-san-20211011183154435.htm