Hải Sản Khô

Hải sản khô ( sấy ) là phương pháp đã có từ rất lâu đời của những người ngư dân Việt Nam. Qua đó, trữ lượng các loại hải sản được đánh bắt không thể tiêu thụ được ngay. Sẽ được sơ chế và chế biến nhằm kéo dài thời gian bảo quản, cũng như trở thành các "món ăn khác lạ" cho thực khách. Hãy cùng tìm hiểu thêm về dòng san phẩm rất đặc trưng này nhé!

Quy trình chế biến các loại hải sản khô chất lượng

Từ xa xưa đến nay loại thực phẩm này vẫn luôn được nhân dân sử dụng làm thực phẩm dự trữ, có thể để lâu trong thời gian dài mà không sợ bị hư hỏng. Đến nay chúng vẫn được sử dụng phổ biến và được dùng để làm quà tặng trong các dịp quan trọng và kết hợp để chế biến thành rất nhiều món ăn ngon. Có rất nhiều công đoạn để có thể chế biến ra thành phẩm là các loại hải sản được phơi, sấy khô. Công đoạn đầu tiên là lựa chọn nguyên liệu, bởi vậy mỗi loại nguyên liệu sẽ có một cách tìm kiếm và lựa chọn nguyên liệu riêng.Các nguyên liệu hải sản cơ bản để lựa chọn làm khô hải sản chủ yếu là Cá, Mực, Tôm, Tép, Moi..

Cách chọn hải sản tươi để chế biến thành hải sản khô

Mỗi loại hải sản thì sẽ có những cách lựa chọn khác nhau, nhưng phải đảm bảo nguyên liệu rõ nguồn gốc, chất lượng cao. Có 3 nhóm hải sản chính thường được lựa chọn để làm khô hải sản đó là: Cá, Tôm và Mực..Ngoài ra cũng có thể kể đến một số loại khác như : bề bề, tép..

Đối với nguyên liệu là cá :

Khi chọn phải chú ý trước tiên bằng mắt thường là phải chọn loại cá tươi rói, không bị mềm nhũn, ươn.

  • Với loại cá có vảy thì vảy của chúng phải được xếp đều thành từng lớp, màu của vảy phải tươi sáng sờ vào không bị bong tróc ra.
  • Chú ý đến phần mắt cá, nếu con còn tươi khoẻ thì mắt trong, nhanh nhẹn, không bị đục nhìn lờ mờ, không thấy mắt lồi ra ngoài.
  • Mang cá tươi phải khép chặt, màu đỏ hồng, không bị chuyển sang màu xám,nâu. Tránh chọn cá bị tiết nhiều chất nhờn có mùi hôi khó chịu.
  • Bụng có màu tươi sáng không bị trương lên, lỗ hậu môn thắt chặt,mang mùi hương tự nhiên của cá khi vừa đánh bắt lên.

Đối với mực : 

  • Chọn mực nguyên con, không bị long mất đầu, khi cầm mực trên tay phải còn cựa quậy hoặc mức độ đàn hồi của thịt mực nhanh chóng, tức là mực tươi thì thịt sẽ căng không bị nhũn cho tay cảm giác săn chắc không để lại vết lõm.
  • Màu mắt của mực phải là trong veo giống cá, thấy rõ được con ngươi , không có cảm giác mắt mực lồi ra ngoài, không có dịch vàng chảy ra.
  • Đầu và các xúc tu, râu của mực sẽ dính chặt vào nhau chứng tỏ đây là con mực tươi đảm bảo chất lượng.
  • Có mùi thơm đặc trưng của hải sản tươi ngon

Đối với các loại tôm :

  • Nên chọn tôm còn nguyên các bộ phận, không có mùi tanh, vỏ tôm cứng trong, đầu dính chặt vào thân.
  • Chọn tôm có thịt săn chắc, thân hơi cong, chân và đầu gắn chặt với thân .

Sau khi lựa chọn nguyên liệu chất lượng bạn bắt tay vào việc chế biến hải sản khô, theo đó sẽ tuỳ tùng loại mà sẽ có các cách chế biến khác nhau.

Cách chế biến một số loại khô hải sản theo tiêu chuẩn

Cách đơn giản để làm các thành phẩm khô đó là phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời, dưới tác động của nhiệt lên các nguyên liệu sẽ khiến chúng khô lại, không còn mùi cũng như ra nước nữa có nghĩa là thành phẩm đã đạt. Có thể sử dụng hoặc mang đi bảo quản. Tuy nhiên sẽ tuỳ thuộc vào từng nguyên liệu hải sản khác nhau mà cách phơi cũng thay đổi để phù hợp và mỗi loại sẽ có một cách làm khô riêng biệt.

Ngày nay khi mọi thứ phát triển việc chế biến ra các loại hải sản khô cũng không phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên thời tiết mấy nữa mà có các loại máy móc, đưa các kỹ thuật tiên tiến vào công nghệ sấy, làm khô hải sản, tất cả các quy trình đó đều là khép kín nên vẫn đề an toàn thực phẩm cũng được nâng cao.

Cách chế biến một số loại cá khô

Trong đại dương bao la, dương như cá chiếm tỷ lệ nhiều nhất, cũng vì vậy mỗi lần khai thác cá lên bờ thì ngư dân không thể nào tiêu thụ hết lúc còn tươi mà phải làm khô hoặc muối thành mắm để có thể sử dụng dần, mang đi cho biếu làm quà tặng.

Cách chế biến cá cơ bản của ngư dân như sau:

  •  Bước 1: cá khi được đánh lên sẽ lựa chọn những con còn tươi, những có không may chết hoặc để lâu thì sẽ không dùng. Đánh sạch vảy cá dùng dao rạch bụng chia thân cá thành 2 nửa, bóc hết mang và bỏ ruột rồi rửa sạch với nước muối nhạt.
  • Bước 2 : cá sau khi đã đánh vảy mổ bụng sạch sẽ thì sẽ cho ướp với muối. Tuỳ từng vùng và từng loại cá người ta sẽ ướp với chút ớt hoặc các gia vị để cho cá ngon hơn, lượng muối và thời gian ướp cũng có sự chênh lệch. Thời gian thường là từ 30 phút.

Thời gian để phơi thích hợp nhất là mùa thu, có nắng và gió vừa phải đủ để cá có độ mềm dẻo. Tốt nhất là phơi vào những ngày trời nắng mặt trời lên từ 9-15h chiều lúc này nắng to giúp cá nhanh khô. Tuỳ từng loại cá mà có thời gian phơi khác nhau. Nếu bạn không thể phơi dưới nắng thì có thể dùng máy sấy để sấy khô, vừa nhanh cũng rất tiện.

Cách chế biến mực khô 

Tương tự như làm khô cá thì mực sau khi đánh bắt dưới biển lên cũng được lựa chọn để làm mực khô, độ ngọt tự nhiên kết hợp với độ dai dai của mực làm cho các dân nhậu ưa thích và hay được sử dụng. Nhiều người sẽ thắc mắc cách làm mực khô như thế nào, hãy cùng tìm hiểu một vài bước cơ bản sau đây nhé !

  • Bước 1 : mực khi được đánh lên bờ sau khi tuyển chọn một số con đạt tiêu chuẩn để phơi khô thì mực sẽ được sơ chế bằng cách xẻ ra, bỏ hết trứng và ruột các loại nội tạng có trong bụng chúng, giữ lại phần thân, râu và đầu. Rửa sạch với nước muối loãng giống như làm cá khô để loại bỏ các chất bẩn bám trên mực.
  • Bước 2: mực khi sơ chế xong xuôi bắt đầu mang đi phơi nắng, sẽ phơi trong 4-5 ngày nắng to. Có 2 hình thức để phơi mực, đối với mực câu thì có thể dùng dây treo mực ngoài nắng cách này giúp cho thân chúng được thẳng mà vẫn giữ được độ dày của thịt.Đối với mực lưới thì phơi trên các vĩ tre, hoặc sắt phơi thế này sẽ giúp thân mực bè ra , thịt mỏng lúc ăn sẽ cảm thấy mềm và dai.
  • Bước 3: thành phẩm và bảo quản mực, với loại mực câu khi phơi xong có bụng màu trắng, lưng có màu hồng nhạt tự nhiên các chấm đen mờ thể hiện giống da của mực,không còn mùi không tanh sờ vào không dính ướt tay. Với mực lưới khi nướng lên xé ra bên trong có màu hồng nhạt tự nhiên ăn thịt dẻo, dai dai càng nhai càng ngọt.
  • Mực khi phơi xong bảo quản ở nơi thoáng mát, cho vào túi bóng kín nếu có nhiều dùng không hết bạn cho vào bảo quản ngăn đá tủ lạnh để dùng được lâu. Hoặc trong nhiệt độ -18 độ C. Nếu lâu quá thỉnh thoảng cho ra phơi nắng trong 10-15 phút để đỡ bị ẩm lại.

Cách chế biến tôm khô

Khác với cá và mực tôm bên ngoài có một lớp vỏ giày nên , có 2 cách làm khô tôm đó là bóc vỏ và để nguyên vỏ. Chúng được sấy hoặc phơi khô để giữ nguyên các chất dinh dưỡng và bảo quản được lâu, được dự trữ trong các gia đình.

Các bước cơ bản để làm tôm khô

  • Bước 1 : Tôm khi được chọn để chế biến thành khô tôm sẽ được sơ chế sạch sẽ rồi ướp với chút gia vị
  • Bước 2:  sử dụng một nồi nước sạch có pha thêm chút muối khi nước sôi cho tôm vào đảo đều cho tôm chuyển sang màu đỏ rồi vớt ra, để cho tôm nguội.
  • Bước 3 : bạn có thể để vỏ hoặc bóc vỏ tôm, nhưng đối với tôm to thì bạn nên lột vỏ lấy phần nõn tôm rửa qua với nước ấm rồi để ráo. Nếu làm tại nhà bạn dùng lò để sấy khô sấy trong 30 phút rồi kiểm tra nếu chưa đạt sấy trong 2-3 phút. Với số lượng nhiều như các ngư dân ở ngoài biển thì phơi ngoài nắng, tôm khi sơ chế xong bạn cho vào các giá, mẹt hoặc vỉ chuyên dụng để phơi đồ khô,phơi ở nơi nhiều nắng, gió khô ráo thoáng mát, trong lúc phơi thì thỉnh thoảng đảo tôm lên để cho nắng đều.

Một số mẹo hữu ích giúp bạn lựa chọn được loại hải sản khô đảm bảo và cách bảo quan

Do sự đa dạng và phong phú của các loại hải sản nên người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn, tuy nhiên cũng vì thế mà gây ra tâm lý hoang mang lo lắng không biết sẽ lựa chọn và bảo quản thế nào cho đúng cách mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm mình sử dụng. Hãy cùng điểm qua một số mẹo hay này nhé !

Cách chọn hải sản khô ngon đảm bảo

Mặc dù phong phú hải sản phong phú đa dạng nhưng các loại cá, mực và tôm, moi, bề bề.. luôn là những sản phẩm được các gia đình ưu tiên lựa chọn để làm thức ăn dự trữ nhiều nhất.

  • Trước tiên là chọn cá khô: khi mua việc đầu tiên là quan sát bao bì, xuất xứ, nguồn gốc cũng như địa chỉ bạn đến mua hàng phải là nơi uy tín. Quan sát màu sắc, độ cứng của cá, nếu cá ngon sờ vào sẽ cứng, màu sáng trong một số loại có màu vàng như cá bò, cá chỉ vàng, tay sờ vào thành phẩm không có cảm giác ướt, thân cứng chắc chắn, thịt săn lại. Ngược lại cá sờ vào có cảm giác vẫn còn mềm, không có mùi đặc trưng của cá khô, màu sậm, nhiều đốm màu nâu là cá khong đạt chất lượng.Cá ngon là phải có mùi tanh nhẹ không có mùi nồng xộc lên mũi, đối với cá để cả đầu thì nhìn vào trong mắt có màu trắng là cá ngon.
  • Chọn mực khô: mực đạt chất lượng ngon là mực được phơi khi vừa đánh lên vẫn còn giữu được độ tươi của nó. Màu bụng của mực thành phẩm là màu trắng đục, lưng có màu hồng nhạt,giống như với cá khi sờ vào không bị dính tay, mùi tanh ở mực không còn, khi nướng lên ăn dễ xe, thịt ăn sẽ dẻo, dai và không bị vụn. Ngược lại mực có màu trắng bệch là mực đã bị ươn rồi mới đem đi phơi.Loại này nên tránh xa không nên mua và sử dụng vì sẽ không còn đảm bảo hương vị cũng như dinh dưỡng có trong thành phẩm.
  • Tôm khô : loại này còn được sử dụng để làm quà tặng, biết trong các dịp lễ tết, bởi chúng có màu sắc đẹp, các công đoạn chế biến kỳ công, lại có lượng chất dinh dưỡng dồi dào nên được yêu thích.Nên chọn tôm có màu đỏ gạch hoặc màu cam đỏ( đậm ), không nên chọn loại có màu đỏ nhạt, hoặc đỏ nâu, hồng nhạt bởi loại này có thể là tôm để lấu ngày rồi mới mang đi luộc rồi phơi, cũng có thể chúng còn bị tẩm phẩm màu lên. Chọn loại tôm khô ngon, thịt săn lại, có mùi thơm của tôm khô, không bị nồng.

Mẹo bảo quản hải sản khô được lâu

Nguyên tắc bảo quản hải sản khô nói chung và các loại thức ăn khác đó là phải là ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh khu vực ẩm mốc, có mùi lạ.

  • Để giữ được các loại thực phẩm hải sản khô phải để trong tủ lạnh ( tuỳ ngăn đông, hay ngăn mát) lưu ý sản phẩm trước khi cho vào tủ lạnh phải được bọc kín bằng nilon và có giấy hút ẩm.
  • Biết phân loại từng thực phẩm như cá, mực một nắng bảo quản tốt nhất là trong ngăn đông của tủ lạnh. Các loại như tôm khô, mực khô, moi khô hay tép đồng khô thì cho vào ngăn mát và dùng ăn liền trong tháng, trong trường hợp muốn để lâu thì cho lên ngăn đông, khi lấy trong ngăn đông ra thì chúng vẫn khô bình thường không cần phải dã đông như các hàng một nắng.
  • Với các loại hàng khô có tẩm gia vị thì nên cho vào lọ thuỷ tinh đậy kín rồi cất vào nơi thoáng mát và ngăn mát để dùng dần
  • Các sản phẩm khô hút chân không nên để nơi sạch sẽ có độ thoáng khí trong 1-2 tuần, sau đó phơi lại cho sản phẩm khô thoáng và dùng bình thường.

Một số mặt hàng hải sản khô có tại Natufood

Natufood cửa hàng cũng cấp các loại hải sản đông lạnh và hải sản khô, ở đây chất lượng sản phẩm luôn được nâng cao, đa dạng các loại thuỷ hải sản, đáp ứng được nhu cầu mua sắm của quý khách hàng. Ngoài các mặt hàng đông lạnh tươi thì Natufood còn có các mặt hàng khô hải sản. Hãy cùng điểm qua một số mặt hàng khô của chúng tôi nhé !

Các loại cá khô đó là :

  • Cá bò khô, cá nục khô, cá khô chỉ vàng,cá trích bóc vỏ, cá trích sấy, cá trỏng khô, cá cơm than… các loại cá này khá phổ biến, được nhiều người yêu thích và lựa chọn. Bởi chúng được chế biến thành nhiều món khác nhau, giúp cho thực đơn của gia đình bạn thêm phong phú đa dạng, bảo quản được lâu dài.Ngoài ra, chúng là những loại cá rất giàu dinh dưỡng cung cấp các năng lượng thiết yếu cho cơ thể con người. Vì thế sản phẩm này hiện đang bán rất chạy ở Natufood !

Ngoài các loại cá kể trên thì Natufood  còn mang tới một số loại hải sản  được phơi sấy khô như:

  • Các loại tôm khô, moi biển khô, mực khô, tép đồng khô, tôm đất Cà Mau khô..khô hải sản ra đời từ rất lâu vì thế sẽ không mấy ngạc nhiên khi các loại cá, tôm, tép khô lại được yêu thích nhiều đến thế, Với các loại này dễ chế biến cũng như hương vị của chúng kích thích vị giác khi ăn với cơm, phù hợp với mọi thời tiết, phù hợp nhiều đối tượng người sử dụng. Bởi vậy chúng có mặt trong hầu hết các gia đình Việt hiện nay.

HOTLINE

0946973338