Ghẹ Lột Phú Quốc Và Những Câu Chuyện Mà Bạn Chưa Biết

Ngày đăng: 30/05/2022
Ghẹ Lột được biết đến là một trong những cực phẩm của biển cả Phú Quốc với thân mềm, đậm vị. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến câu chuyện về loại đặc sản này còn gắn liền với những thăng trầm của những người ngư dân. Hãy cùng NatuFood tìm hiểu những thông tin thú vị về sản phẩm này nhé!

Lịch sử hình thành món ghẹ lột 

Bạn có biết rằng để mang đến một đặc sản tuyệt vời như thế này, loại ghẹ trên mang trong mình cả một câu chuyện dài từ quá trình sáng tạo, phát triển đến thương mại hóa. Hãy cùng NatuFood khám phá những thông tin vô cùng thú vị này để thêm một lần cảm phục và biết ơn những người ngư dân đã đem " tinh hoa từ lòng biển đến bàn ăn" như thế nào nhé?

Câu chuyện về ghẹ lột thuở ban sơ

Có thể bạn chưa biết tuy nhiên vào những giai đoạn 1985 - 1990 đây được biết đến là món ăn vô cùng đắt, chỉ được bán tại các nhà hàng lớn do sản lượng ít và được liệt vào hàng "cực hiếm". Nguyên nhân dẫn đến việc này bởi loại sản phẩm này có hương vị cực kỳ thơm ngon, khi ăn sẽ không phải tách vỏ hay mất công sơ chế nhiều. Bởi vậy thuở đầu xuất hiện nó còn được biết đến là món ăn dành cho những "người có tiền" Bên cạnh đó một phần nguyên nhân cũng đến từ lý do ngư dân vẫn chưa biết cách làm sao tạo ra loại hải sản này mà những con bắt được cũng chỉ là hết sức tình cờ. Có khi cả đầm ghẹ chỉ lựa được 1-2 con đem bán, cả khu nuôi ghẹ có khi mới làm được một đĩa để ăn. 

"Vua ghẹ lột" Lâm Văn Bạch là ai?

Khi nhắc đến loại thực phẩm này, các bạn hãy cùng NatuFood gửi một lời cảm ơn đến ông Lâm Văn Bạch - nhân vật được biết đến là người đã sáng chế và phát minh ra loại thực phẩm này. Cả cuộc đời ông đã gắn liền với các loại hải sản Phú Quốc và sáng tạo lớn nhất của ông ắt hẳn phải là quy trình chế biến và sản xuất ghẹ lột. Nó nổi tiếng đến mức sau này, những quốc gia láng giềng còn sang tìm hiểu và học nghề của ông.
Dựa vào kinh nghiệm dày dặn của bản thân cùng với sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trường. Người ngư dân Lâm Văn Bạch đã quyết tâm tạo nên sản phẩm và thương mại hóa nó. Giúp nó trở thành một trong những sản phẩm đặc thù của người dân nơi đây.

Qua nhiều nguồn tin, ông Bạch có kể lại : Trong những lần đầu tiên thử nghiệm, ông có sử dụng trên vài chục ký ghẹ giống, tỷ lệ hao hụt lên hơn 50% nhưng ông rất mừng với kết quả đó. Bởi so với thời gian trước sản lượng vài con thì đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng.

Con ghẹ lột vốn rất hiền, rất yếu ớt, không có khả năng phản kháng với xung quanh nên dễ bị con khác ăn thịt. Vì vậy, cần phải cách ly ghẹ lột với ghẹ giống trong bể nuôi. - ông Bạch cho biết.

Khi mới vào nghề, việc thức trắng đêm là chuyện thường ngày của ông Bạch bởi theo ông chỉ có cách "chung sống với ghẹ" thì mới có thể biết được "tính nết" của nó.Trải qua nhiều lần thử nghiệm khác nhau, cho đến bay giờ. Địa điểm sản xuất ghẹ lột của ông Bạch hiện có khoảng 40 hồ lúc nào cũng có ghẹ giống trong giai đoạn chuẩn bị lột. Cung cấp và thương mại hóa cho các cửa hàng, đơn vị sản xuất tại khắp nơi trên cả nước.

Câu chuyện về bí mật ghẹ lột bị "đánh cắp"

Khi hoàn thiện được trong quy trình sản xuất, ông Bạch cũng hào sảng chia sẻ kinh nghiệm cả đời cho các ngư dân khác trong địa phương với mục đích truyền nghề và tạo nguồn cung cho thị trường. Tuy nhiên cũng vì việc nuôi trồng quá vất vả, nên không phải ai cũng có thể thuần thục và làm được.

Khi câu chuyện đang tưởng chừng như mỹ mãn với nỗ lực người đàn ông này, thì trong thời điểm đó, có một người đàn ông (mà cho đến giờ ông Bạch không muốn nhắc tên) đã đến và tim cách xin học hỏi kỹ thuật trong việc nuôi ghẹ lột. Vốn xuất phát là một ngư dân chất phát, thật thà. Hơn nữa lại muốn truyền thụ những kinh nghiệm bởi vậy có bao nhiêu hiểu biết tích lũy được trong việc nuôi, đánh bắt và khai thác. Ông Bạch ra sức chỉ bảo tận tình cho người này. Không những thế, ông còn cho quay phim, chụp ảnh tỉ mĩ từng giai đoạn trong suốt quá trình nuôi ghẹ từ đầu đến lúc thành hàng hoá.

Sau khi “học” hết bí quyết của ông Bạch, người học trò đã mang kỹ thuật nuôi sản phẩm ra Miền Trung làm ăn. Bởi hám cái lợi trước mắt, ông ta đã bán bí mật kỹ nghệ nuôi ghẹ lột cho một người Thái Lan - nơi mà các cuộc thử nghiệm, nuôi trồng trong môi trường nhân tạo đều bị thất bại, phải chấp nhận nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam.

Có kỹ thuật trong tay, người Thái tự phát triển phần lớn nguồn hàng, sản phẩm từ Việt Nam bắt đầu gặp bấp bênh trong việc tiêu thụ, gặp cạnh tranh gay gắt trong việc xuất khẩu do bị gặp các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực về kinh tế, máy móc. Đây quả thực vừa là thách thức, vừa là khó khăn cho những người ngư dân tại Phú Quốc

Tham khảo thêm bài viết: Thông tin về cua bể? Cách chế biến ngon nhất

Quy trình làm ghẹ lột của ngư dân Phú Quốc

Mặc dù đã hoàn toàn làm chủ quy trình, tuy nhiên để làm ra sản phẩm này cũng không hề đơn giản một chút nào! Thông thường người ngư dân phải mở vựa thu mua ghẹ giống. Trong quá trình lựa chọn ban đầu cũng đặc biệt phải lưu tâm và lựa chọn từng con một. Bởi không phải con ghẹ nào cũng đủ khỏe mạnh để tạo ra loại sản phẩm này. Chính vì thế những người ngư dân cũng hết sức phải lưu ý trong khâu tuyển chọn đầu vào. Phải lựa những chú khỏe mạnh, có khả năng mới đưa vào hồ để bắt đầu công đoạn thứ hai. Phần không được lựa chọn sẽ đưa vào đất liền để đem bán hoặc sử dụng chế biến thành các thành phẩm khác cũng rất ngon như : thịt ghẹ Phú Quốc

Theo kinh nghiệm của những người ngư dân kể lại : "Dòng đời con ghẹ thông thường sẽ trải qua 3 lần lột. Vì vậy, nhìn kích cỡ, người ta có thể đoán được con ghẹ đã từng lột lần nào chưa. Loại thị trường “ăn” nhiều nhất là ghẹ lột trọng lượng khoảng 50-100 gram/con - Bởi chúng có kích thước không quá lớn mà hương vị cũng đặc biệt ngon. Ghẹ cũng được sinh trưởng trong một thời gian nên thịt của chúng đậm vị và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Sau khi kéo lưới lên sẽ chọn ra những con ghẹ cốm 2 da, cứ trung bình khoảng 30kg người ta sẽ lựa được đc 1kg ghẹ cốm nuôi thương phẩm. Những con tuyển chọn sẽ bỏ vào nuôi trong 1 hồ riêng nuôi hai tấc nước cao và môi trường nhiệt độ tốt nhất cho loại ghẹ này từ 27-30 độ C. Đây là công việc cần sự tập trung, chính xác và phải tỉ mỉ. Cần luôn túc trực 24/24, vì chỉ cần lơ là thì khi ghẹ lột 15 đến 30 phút mà không lấy ra xử lí thì con ghẹ sẽ cứng lại, thịt ốp thì chỉ có bỏ đi. Ghẹ sau khi lột được người dân vớt lên và bỏ vào thùng đá ngay để giữ lại toàn bộ chất dinh dưỡng, sau đó sẽ được cấp đông ở nhiệt độ -40 độ C để bảo quản và giữ được giá trị dinh dưỡng cao nhất 

Liên hệ mua ghẹ lột ngon tại Hà Nội

NatuFood là Hệ thống Cửa hàng Thực Phẩm - Thuỷ sản xuất nhập khẩu. Đây là thương hiệu được phát triển bởi ng ty Cổ phần Thực Phẩm XNK Natur Fish. Một đơn vị có thâm niên nhiều năm trong lĩnh vực Sản xuất, Kinh doanh và Phân phối thực phẩm Thủy Hải Sản uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.ng ty Cổ phần Thực Phẩm XNK Natur Fish. Mộ

Với những nỗ lực nghiên cứu và phát triển trong nhiều năm qua, NatuFood đã và đang thực hiện hóa sứ mệnh là một trong những thương hiệu hàng đầu Việt Nam. Cung cấp các mặt hàng về thủy hải sản phục vụ người tiêu dùng theo phương châm “Mang tinh hoa từ lòng biển đến bàn ăn”.

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu địa chỉ bán ghẹ lột uy tín tại Hà Nội có thể truy cập trực tiếp vào website để đặt hàng

Viết bình luận của bạn:

HOTLINE

0946973338