-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tôm sú sinh thái, loại tôm nuôi trồng như tôm tự nhiên, được nhiều khách hàng ưa thích và sử dụng. Về độ ngon và giá trị dinh dưỡng của nó không khác gì tôm tự nhiên, bởi vậy giá trị kinh tế của nó cũng rất là cao. Vậy loại tôm này có đặc điểm gì, lợi ích ra sao hãy cùng NatuFood khám phá nhé
Nhằm đảm bảo quý khách hàng có thể nắm bắt được mọi thông tin về sản phẩm để có những cái nhìn thiết thực nhất về sản phẩm với khách hàng, từ đo có thể đưa ra những quyết định mua sắm phù hợp với bản thân hơn.
Tôm sú là dòng tôm có giá trị kinh tế cũng như giá trị dinh dưỡng cao, không nhưng vậy các món ăn được chế biến từ tôm sú cũng rất và ngon bởi vậy mà rất nhiều người dùng yêu thích và mua về thưởng thức
Tôm sú có tên khoa học bằng tiếng anh là penaeus monodon, chúng thuộc một trong số những loại tôm được ưa chuộng trên thế giới. Trên thế giới tôm sú tự nhiên xuất hiện nhiều ở các vùng biển từ bờ Đông Châu Phi kéo dài tới vùng biển Nhật Bản, ngoài ra chúng cũng được tìm thấy số lượng ít hơn ở vùng biển Đông Úc,…Tại thị trường Việt Nam hiện nay trên thị trường có loại tôm sú biển tự nhiên tuy nhiên vì là tỉ lệ đánh bắt cao nên sản lượng tôm tự nhiên khá ít. Loại thứ hai là loại tôm nuôi, nói là nuôi nhưng chúng lại được nuôi thả như loài tôm tự nhiên ăn thức ăn từ thiên nhiên mà trưởng thành.
Hiện tôm sú được nuôi thả tự nhiên như vậy chủ yếu là các tỉnh vùng Đồng Bằng sông Cửu Long và điển hình là có Cà Mau, Móng Cái đến Kiên Giang.
Đặc trưng của loài tôm này cũng khá là dễ để nhận biết so với khác loài tôm khác như tôm he hay tôm thẻ..., chúng có thân hình màu xanh, đuôi đỏ hình quạt, trên sống lưng có những vằn xanh đậm, ngoài màu xanh chúng còn có màu đỏ cam, màu nâu, màu xám…mà màu sắc của chúng có sự khác nhau là phụ thuộc vào từng môi trường mà chúng sống. Loài tôm này cũng rất nhạy cảm với điều kiện khí hậu vì chúng là loài động vật máu lạnh.
Như chúng ta đã biết sản lượng cầu khá là lớn bởi vậy mà số lượng tôm đánh bắt từ khơi xa gặp phải tính huống cung không đủ cầu, bởi vậy mà các nhà nghiên cứu nuôi trồng thủy hải sản đã hướng bà con ngư dân bắt tay vào nghề nuôi trồng. Tuy là nuôi trồng nhưng lại giống nuôi thả tự nhiên hơn.
Tại các vùng đồng bằng sông Cửu Long khi diện tích nước mặn nhiêu hơn và diện tích rừng ngập mặn cũng lớn, các chuyên gia đã đề xuất nuôi tôm theo hình thức tự nhiên ở các khu rừng ngập mặn này. Việc kết hợp giữa nuôi tôm và trồng rừng ngập mặn giúp cho hệ sinh thái không bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài mà lại vừa có thể phát triển kinh tế nhờ qua nghề nuôi trồng tôm.
Đối với hình thức nuôi thả này, người nuôi trông không phải lo lắng về lượng thức ăn của chúng, mà chính những phù sa được thủy triều đem tới mỗi khi triều dâng là nguồn thức ăn chính của tôm. Hơn nữa dưới những tán cây ngập mặn, môi trường sống tự nhiên cho tôm bởi vậy mà tôm phát triển cũng tốt hơn và ngon hơn.
Điều mà các bác ngư dân can thiệp duy nhất có lẽ chính là đảm bảo môi trường sống của chúng luôn sạch và phát triển tự nhiên. Thứ hai là giống tôm thả vào phải đạt chất lượng và có sức khỏe tốt.
Chính nhờ vào việc nuôi trồng tự nhiên như vậy mà tôm đạt giá trị kinh tế khá là cao, vì chúng không khác gì tôm tự nhiên cả. Thịt tôm cũng đạt chất lượng ngon không kém tôm đánh bắt ngoài biển, vừa ngọt dai lại săn chắc. Cũng bởi vậy mà khách hàng luôn an tâm khi mua và thưởng thức tôm sinh thái.
Hiện nay vùng đất nuôi trồng tôm sú nổi tiếng nhất phải kế đến là vùng đất Cà Mau, nơi tận cùng Tổ Quốc.
Nhờ được nuôi trồng trên vùng đất ngập mặn ven biển, được phù sa bồi đắp và nguồn nước thiên nhiên không bị ô nhiễm, những con tôm sú Cà Mau lớn, nhỏ là những loại thực phẩm đặc sản, ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe người dùng. Giá trị kinh tế cũng rất cao trên thị trường đặc biệt được cả nước ưa chuộng.
Theo các chuyên gia phân tích thì trong 100g Tôm sú sinh thái thì có: 79,2g Nước; 17,9g Protein, 0,9g Chất béo; 1,4g Chất xơ; 79mg Canxi; 184mg Phốt pho; 1,6mg Sắt; 20mg Vitamin A; 0,04mg Vitamin B1; 0,08mg Vitamin B2; 2,3mg Vitamin PP; ... Phụ nữ ăn tôm sú không lo bị tăng cân, vì tôm sú không chứa nhiều calo nên rất thích hợp cho người bị mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường, ... Các chuyên gia khuyến cáo ít nhất bạn nên ăn tôm 2 lần/tuần để tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
Tôm là thực phẩm bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe của bạn, vì vậy đã đến lúc bạn nên bổ sung tôm vào chế độ ăn hàng ngày của mình!
Có thể bạn đang quan tâm: Tôm Bắc Cực Và Những Lợi Ích Dinh Dưỡng Tuyệt Vời
Đối với loại tôm sú sinh thái, chúng ta có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon mà không cần quá nhiều gia vị cần kì. Đây cũng là loại thực phẩm nhanh chín nên chế biến cũng nhanh, các món ăn chế biến từ tôm sú được nhiều người ưa thích, dưới đây là một vài công thức chế biến tôm hãy cùng NatuFood thực hiện nhé
Tôm sú nướng bơ tỏi béo ngậy và thơm ngon
Vị thơm của bơ kết hợp vị đậm đà của tỏi, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được độ ngọt, độ săn chắc và dai giòn của tôm.
Chuẩn bị các nguyên liệu:
Sơ chế nguyên liệu:
Chế biến món ăn:
Đến đây thì món ăn của chúng ta đã hoàn thành rồi, món ăn có vị béo ngậy đậm đà của bơ tỏi, vị ngọt đậm của tôm. Chúc chị em thành công nha
Tôm sú bỏ lò phô mai béo ngậy
Tôm bỏ lò phô mai béo ngậy, độ giòn ngọt cùng thơm ngon hòa quện vị béo ngậy của phô mai, chắc chắn đây sẽ là món ăn chiếm được trái tim của rất nhiều thực khách.
Chuẩn bị nguyên liệu gồm có:
Sơ chế nguyên liệu:
Chế biến món ăn:
Thành phẩm đạt được:
Vậy là món tôm sú bỏ lò phô mai béo ngậy đã xong rồi, một món ăn thơm phức và hấp dẫn, khi ăn vị phô mai béo ngậy cộng thêm vị giòn ngọt của tôm. Để món ăn ngon hơn hãy ăn cùng kem và bánh mì nhé. Chúc chị em thành công
Tham khảo thêm bài viết liên quan: Tôm Bắc Cực Và 3 Món Ăn Ngon Nhất